Sáng 10/5, tại Nhà Văn hóa huyện An Dương, UBND huyện phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh tổ chức Hội nghị giới thiệu Đề án Phát triển nông nghiệp và bàn giao Hệ thống Bản đồ số nông nghiệp huyện An Dương.
|
|
Đại biểu tham dự Hội nghị. |
|
|
Viện Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh chụp ảnh cùng Ban lãnh đạo Huyện An Dương |
Huyện An Dương hiện có 4.917,4 ha đất nông nghiệp; năm 2023, giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đạt 1.017,43 tỷ đồng. Với khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, chất lượng cao.
Huyện quyết định triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng, chất lượng đất và tiềm năng sử dụng đất đai; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến dữ liệu tài nguyên đất đai và quy hoạch nông nghiệp huyện An Dương; quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh với đội ngũ nhân sự trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong ngành Nông nghiệp nông thôn và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến hiện đại được lựa chọn là đơn vị tư vấn giúp Huyện triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập, tiến hành phân tích đánh giá, tiềm năng lợi thế đất đai, xây dựng hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ chất lượng đất; bản đồ thích hợp đất đai vùng sản xuất nông nghiệp; điều chỉnh quy hoạch ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, mạng lưới cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, bản đồ hiện trạng vùng sản xuất nông nghiệp, bản đồ quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp huyện An Dương đến năm 2030; cập nhật các dữ liệu số hóa về đất đai, quy hoạch nông nghiệp lên website trực tuyến.
|
|
Tiến sĩ Hoàng Hiệp, Viện trưởng Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam bàn giao Đề án cho huyện An Dương. |
|
|
Tiến sĩ Hoàng Hiệp phát biểu đôi nét về sản phẩm bàn giao Đề án |
Sau 6 tháng triển khai thực hiện (từ tháng 08/2023 đến tháng 01/2024), Đề án Phát triển nông nghiệp huyện An Dương đã được xây dựng một cách bài bản, khoa học, phù hợp với quy hoạch phát triển chung của thành phố và huyện. Bộ sản phẩm bàn giao gồm có: 3 báo cáo chuyên đề; 7 bản đồ chuyên ngành xây dựng dựa trên kết quả điều tra khảo sát của Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh và tập số liệu phân tích của: 144 mẫu phẫu diện đất, 176 mẫu thổ nhưỡng nông hóa với 3678 chỉ tiêu phân tích, 170 mẫu môi trường nền với 2550 chỉ tiêu phân tích. Toàn bộ các dữ liệu, số liệu và bản đồ đã được số hóa, tạo thành một hệ thống dữ liệu trực tuyến kết nối với Hệ thống tổng hợp thông tin, quản lý, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định của huyện (hệ thống DSS), cho phép truy cập và khai thác thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng phục vụ cho cơ quan quản lý ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp (địa chỉ truy cập https://open.dssanduong.vn/an-duong/nong-nghiep-phat-trien-nong-thon )
Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Hoàng Hiệp cho rằng An Dương Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hải Phòng về việc xây dựng định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp chương trình chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh diện tích đất bị thu hẹp, chứng tôi cho rằng đây là bước đi đầu tiên hết sức quan trọng và cần thiết để duy trì ổn định của ngành nông nghiệp sau này. Việc xây dựng đề án phát triển nông nghiệp của An Dương được dựa trên một hệ thống các số liệu và dữ liệu khoa học về hiện trạng, tiềm năng đất đai, thế mạnh của đia phương cũng như các đánh giá về xu thế phát triển, các tác động đến xu thế phát triển nông nghiệp của Việt Nam và thế giới. Điều đặc biệt là toàn bộ sản phẩm đã được số hóa, trực quan, phục vụ người dân tra cứu online, để chủ động trong đầu tư, chọn đất, chọn giống phát triển sản xuất phù hợp và hiệu quả. Đây là cách làm khoa học và logic, đặc biệt việc chuyển đổi số trong nông nghiệp thể hiện sự thay đổi từ chiều rộng sang chiều sâu của AN Dương, việc số hóa hệ thống dữ liệu online làm giảm công sức và thời gian, đem lại trải nghiệm thú vị và hiệu quả cao hơn.
|
|
Đồng chí Lê Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương phát biểu tại Hội nghị. |
Hệ thống bản đồ số hoá được công bố rộng rãi, người dân và doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tiềm năng đất đai, các thông tin về quy hoạch, từ đó thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững.
Đề án sẽ triển khai thực hiện thí điểm một số mô hình sản xuất nông nghiệp dựa trên các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng, tiềm năng đất đai như: Mô hình sản xuất Hoa chất lượng cao kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Tân Tiến, với tổng diện tích từ 25 - 30 ha; Mô hình canh tác lúa chất lượng cao, tại các xã: Bắc Sơn, Quốc Tuấn, Lê Thiện, với tổng diện tích từ 50 - 100 ha; Mô hình sản xuất nấm tại các xã: Bắc Sơn, Hồng Phong, với diện tích từ 1 - 2 ha; Mô hình sản xuất trồng rau, dưa, cà chua trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã: Ạn Hòa, Hồng Thái, với diện tích từ 3-5 ha; Mô hình sản xuất khoai tây giống mới năng suất, chất lượng cao tại xã Tân Tiến, An Hồng, Đại Bản với tổng diện tích từ 30 - 50ha.
|
|
Đại biểu tham quan hệ thống bản đồ số nông nghiệp của huyện. |
Quý vị có thể xem video tóm tắt về đề án dưới đây
Nguồn: haiphong.gov.vn