1. Tên tổ chức: Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh là đơn vị sự nghiệp công, hoạt động tuân theo Luật khoa học công nghệ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Tên giao dịch quốc tế: Academy for Green Growth (AGG)
Tên cơ quan chủ quản: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Thị Trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024 62617589 Fax: 024.38361283
Mã số Thuế: 0101619572-011
Tài khoản Kho Bạc: 3751.0.9109744 Mã QHNS: 9109744
Website: http://agg.vnua.edu.vn E-mail: agg@vnua.edu.vn
2. Chức năng, nhiệm vụ và loại hình hoạt động KH&CN hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến nhiệm vụ KH&CN.
2.1. Chức năng nhiệm vụ và loại hình hoạt động
- Nghiên cứu, ứng dụng KHCN
- Phát triển dịch vụ KHCN (tư vấn, phân tích, chuyển giao…).
- Sản xuất và thương mại các sản phẩm KHCN.
- Đào tạo và cấp chứng chỉ.
2.2. Lĩnh vực hoạt động
2.2.1. Nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên môi trường, BĐKH và tăng trưởng xanh
Chủ trì, tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các dự án ứng dụng các cấp (cấp bộ, cấp tỉnh, địa phương) trong nước và quốc tế…
2.2.2. Dịch vụ quản lý đất đai, tài nguyên
- Tư vấn, quy hoạch nông nghiệp nông thôn; Tư vấn qui hoạch quản lý tài nguyên (đất, nước, rừng);
- Điều tra, đo đạc, kiểm kê hiện trạng sử dụng tài nguyên, xây dựng bản đồ nông hoá, đánh giá phân hạng đất, nước nông nghiệp, đo đạc, quy hoạch quản lý tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên (đất, nước, rừng);
- Điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh, Điều tra đánh giá ô nhiễm cấp tỉnh; Đánh giá chất lượng, mức độ thoái hoá và lập bản đồ phân hạng tài nguyên đất.
- Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; Thống kê đất đai hàng năm; Kiểm kê đất đai;
- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa; Quy hoạch phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, cảnh quan, sinh thái); Quy hoạch NTM
2.2.3. Dịch vụ môi trường
a) Thủ tục pháp lý liên quan đến môi trường
+ Hồ sơ xin giấy phép môi trường;
+ Quan trắc, giám sát môi trường định kỳ;
+ Quan trắc môi trường lao động;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; Dịch vụ quản lý môi trường trọn gói cho các công trường xây dựng công nghiệp, dân dụng
+ Giấy phép tái chế nguyên vật liệu; Lập hồ sơ đăng ký hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tiêu hủy chất thải nguy hại; Lập hồ sơ đăng ký, chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện môi trường; tư vấn xây dựng ISO 14000, sản xuất sạch hơn;
- Khảo sát, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường; thi công, giám sát thi công, lắp đặt thiết bị các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường;
b) Công nghệ xử lý ô nhiễm, giải pháp sản xuất bền vững
- Giải pháp tối ưu hóa hệ thống xử lý nước thải; Giải pháp khôi phục các khu vực ô nhiễm đất; Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý và xử lý chất thải tại các khu vực nông thôn.
- Thiết kế, dự toán, thi công và vận hành các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, khí thải và chất thải rắn
- Chế tạo vật liệu ứng dụng trong xử lý môi trường: Vật liệu xúc tác quang, chế phẩm vi sinh,.. giá thể thông minh, sản xuất rau thủy sinh, mô hình sản xuất sạch.
d) Sinh thái môi trường và biến đổi khí hậu
- Thực hiện các dự án biến đổi khí hậu: tác động, rủi ro, tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng trong đời sống và sản xuất ở các vùng nông thôn; Nông nghiệp sinh thái: các giải pháp phục hồi dinh dưỡng đất, duy trì độ ẩm đất, và đa dạng sinh học
- Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và phát triển nông nghiệp bền vững; Ứng dụng sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững và quản lý môi trường
2.2.4. Dịch vụ Quan trắc môi trường, phân tích thực phẩm
- Quan trắc chất lượng môi trường nước, đất, không khí tại hiện trường. Phân tích, quan trắc các thông số môi trường trong phòng thí nghiệm theo quy định của pháp luật.
- Phân tích thực phẩm: Đánh giá chất lượng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chất lượng nông sản, dư lượng hoá chất, kháng sinh, chất lượng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.
- Phân tích kiểm nghiệm chất lượng, khảo nghiệm phân bón. Phân tích và đánh giá tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
- Phân tích dược phẩm, mỹ phẩm: Đánh giá hoạt tính trong nghiên cứu dược phẩm, kiểm định chất lượng dược liệu, nguyên liệu dược
2.2.5. Nghiên cứu, sản xuất dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ hóa, sinh, y dược nhằm khai thác điều chế các vật liệu/hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm hữu ích, thân thiện ứng dụng vào thực tiễn (thuốc chữa bệnh, kháng sinh nguồn gốc sinh học, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chế phẩm dược dùng trong y dược, thú y, bảo vệ thực vật và thuỷ sản.
- Nghiên cứu điều tra chiết tách, phân lập và xác định cấu trúc hóa học các thành phần có hoạt tính sinh học cao từ nguồn tài nguyên thiên nhiên thực vật và động vật. các sản phẩm sinh học, vật liệu hoá sinh hữu ích trong bảo vệ môi trường, sức khoẻ, vật nuôi, thuỷ sản.
* Tổ chức sản xuất sản phẩm, đăng ký chất lượng và thương mại sản phẩm KHCN
- Phối hợp các đối tác trong và ngoài nước hợp tác sản xuất các sản phẩm nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu chất lượng của Việt Nam/Quốc tế.
- Thực hiện dịch vụ thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học theo tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam/Quốc tế. Thực hiện các thủ tục đăng ký bản quyền khoa học công nghệ, đăng ký chất lượng/mẫu mã sản phẩm KHCN.
- Tổ chức khảo sát nhu cầu thị trường và xã hội về các sản phẩm khoa học công nghệ hữu ích. Tổ chức giới thiệu quảng bá các sản phẩm, công nghệ. Tư vấn, chuyển giao các kết quả nghiên cứu KHCN
2.2.6. Đào tạo và cấp chứng chỉ
- Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động (cho 6 nhóm đối tượng, theo nghị định 44/2016/NĐ-CP của chính phủ ), huấn luyện An toàn điện, An toàn hóa chất, ....
- Đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp theo các qui định/điều kiện làm việc của nhà nước: Đào tạo kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, chứng chỉ Phân tích An toàn thực phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, Quan trắc Môi trường…. qui trình sản xuất phân bón vi sinh, vật liệu…
- Phối kết hợp với các Khoa, Trường Đại học, Viện nghiên cứu để tham gia đào tạo dài hạn, chính qui, liên kết đào tạo.
- Tham gia các chương trình đào tạo cho nông dân, thanh niên khởi nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh, ban ngành như Nông thôn mới, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, OCOP...
3. Kinh nghiệm và thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất liên quan đến nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn/giao trực tiếp của các cán bộ trong tổ chức
Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng và kế hoạch đã đặt ra. Viện tăng cường tham gia tuyển chọn đấu thầu các đề tài, dự án các cấp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu,…Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nghiên cứu, khai thác các nguồn tài nguyên tạo ra các sản phẩm hữu ích, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, chuyển giao kiến thức khoa học công nghệ vào thực tiễn, góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với xã hội và cộng đồng.