1. Quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động hay đo kiểm môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

AGG thực hiện đo kiểm các yếu tố môi trường lao động

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định quan trắc môi trường lao động phải thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập. Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá các yếu tố:

•     Đo đạc các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió);

•     Đo đạc các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, điện từ trường, phóng xạ);

•     Đo bụi toàn phần, bụi hô hấp;

•     Lấy mẫu và phân tích các khí: NOx, SOx, CO, CO2, HCI, O2, O3, H2S...;

•    Lấy mẫu và đo đạc các dung môi hữu cơ: hóa chất bảo vệ thực vật, hợp chất hữu cơ bay hơi - VOCs, các hợp chất hữu cơ bền - POPs, các hợp chất phenol, acetylen, formaldehyt, xăng, các dung môi hữu cơ...;

•     Lấy mẫu và đo đạc các hơi kim loại: Asen, Cadimi, thủy ngân, chì, kẽm...;

•     Đo đạc các yếu tố vi sinh không khí: vi sinh tổng số, coliform, E.coli. Stepcocuss Feacalis, Pseudomonas aeruginosa...;

•    Thực hiện đánh giá chất lượng phòng sạch, quan trắc phòng sạch cho các phòng thí nghiệm, các xưởng sản xuất dược phẩm theo GMP, các phòng mổ của các bệnh viện...;

•    Đánh giá và lập hồ sơ vệ sinh lao động cho các đơn vị có nhu cầu theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất 1 năm/lần.

Báo cáo Quan trắc môi trường lao động là hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp

2. Tại sao phải quan trắc môi trường lao động

Nếu sức khỏe là vốn quý nhất của con người thì sức khỏe người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, sản xuất phải an toàn, có đảm bảo an toàn thì mới tiến hành sản xuất. Sức khỏe người lao động và môi trường lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa thì sức khỏe người lao động được cải thiện sẽ tăng năng suất lao động, kích thích sản xuất. Ngược lại, điều kiện lao động không tốt sẽ làm suy giảm sức khỏe của người lao động, gây ra những chấn thương, bệnh tật, tai nạn, dẫn đến tăng chi phí lao động, giảm năng suất lao động.

Cho tới nay, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn xem nhẹ công tác quan trắc môi trường lao động nói riêng và vệ sinh lao động nói chung. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhò còn chưa biết quy định: Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Các văn bản yêu cầu của luật về quan trắc môi trường lao động:

•    Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên cũng như tạo được thiện cảm với khách hàng;

•    Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 "Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động";

•    Quản lý được môi trường, an toàn lao động, giảm và tránh được nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động, tuân thủ theo quy định của thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, Giảm gánh nặng làm việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước trong việc thanh, kiểm tra;

•    Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

3. Quy định pháp luật về Quan trắc môi trường

Các văn bản yêu cầu của luật về quan trắc môi trường lao động:

•    Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên cũng như tạo được thiện cảm với khách hàng;

•    Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 "Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động";

•    Quản lý được mọi trường, an toàn lao động, giảm và tránh được nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động, tuân thủ theo quy định của thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, Giảm gánh nặng làm việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước trong việc thanh, kiểm tra;

Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

4. Lợi ích khi quan trắc môi trường lao động

Môi trường lao động có vị trị vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết tới chất lượng sản phẩm đầu ra, bởi nó là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, chế biến, làm việc hàng ngày của nhân công. Việc giám sát chặt chẽ mà cụ thế là quan trắc môi trường lao động đem lại cho các tố chức, doanh nghiệp những lợi ích to lớn.

•    Giúp quản lý môi trường làm việc của người lao động;

•    Kịp thời phát hiện những yếu tố độc hại đế cải thiện điêu kiện làm việc và trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp;

•    Đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động;

•    Xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin từ phía khách hàng và đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp;

•    Tuân thủ quy định của pháp luật.

Đo kiểm môi trường lao động

 

 

Lý do nên chọn Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh là đối tác chiến lược trong công tác môi trường: 

• Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh là đơn vị đủ điều kiện quan trác môi trường lao động theo Công văn số 178/MT-LĐ ngày 29/4/2022 của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, đơn vị đủ điều kiện quan trác môi trường theo Vimcerts 302 của Bộ Tài Nguyên và môi trường và là đơn vị có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại (đầu tư hơn 50 tỉ) trang bị đầy đủ thiết bị phân tích đồng bộ đạt chuẩn ISO 17025:2017.

• Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh đội ngũ cán bộ chuyên môn trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm không những đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, thời gian nhanh chóng, giá thành hợp lý mà còn có thể giải thích về phương pháp, biện luận kết quả quan trắc, cũng như tư vấn các biện pháp công nghệ phù hợp, giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các yếu tố tác động.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ hotline hoặc email: agg@vnua.edu.vn

AGG.