Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người, bao gồm nước thải từ nhà ở, các tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện và các cơ sở công cộng. Loại nước thải này chứa nhiều tạp chất gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thành phần chính của nước thải sinh hoạt bao gồm chất rắn lơ lửng (TSS) như cát,bụi, tạp chất hữu cơ; chất hữu cơ (BOD, COD) là các hợp chất cacbon dễ phân hủy gây suy giảm oxy trong nước; chất dinh dưỡng (N, P) có thể kích thích sự phát triển quá mức của tảo và tạo bùn; cùng với vi sinh vật như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có khả năng gây bệnh.

Nếu không được xử lý hợp lý, nước thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan, dẫn đến suy giảm hệ sinh thái thủy sinh và gây chết hàng loạt sinh vật dưới nước. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt còn là nguồn lây lan các bệnh nguy hiểm do chứa nhiều mầm bệnh. Tình trạng ô nhiễm từ nước thải cũng tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, gây ra mùi hôi thối, làm thay đổi màu sắc nguồn nước và gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các phương pháp xử lý phổ biến bao gồm phương pháp cơ học như lắng, lọc, tách dầu mỡ; phương pháp hóa học như keo tụ, oxy hóa, trung hòa; phương pháp sinh học như xử lý hiếu khí với bể bùn hoạt tính, MBBR và xử lý kỵ khí với hầm biogas, SBR. Ngoài ra, các công nghệ tiên tiến như màng sinh học MBR, hệ thống AAO và UASB cũng được ứng dụng rộng rãi để nâng cao hiệu quả xử lý.

Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường thì QCVN 14:2008/BTNMT là quy chuẩn quy đinh giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường (bảng 1).

leftcenterrightdel
 

Có 11 thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt, trong đó:

     -  Cột A quy định giá trị của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dung cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

    - Cột B quy định giá trị của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dung cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Việc xử lý nước thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Các công nghệ xử lý hiện đại giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước sạch và thúc đẩy phát triển bền vững. Để đạt được hiệu quả cao nhất, cần có sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, ý thức của cộng đồng và chính sách quản lý chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường sống trong lành, an toàn.

AGG là đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường (VIMCERT 302) đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ lấy mẫu nước thải sinh hoạt và dịch vụ phân tích mẫu nước thải sinh hoạt. Để nhận bảng báo giá các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt hay báo giá quan trắc môi trường, qu‎ khách vui long liên hệ Trịnh Thị Minh Hằng (024 66583219/0367.253.585)

Phòng Phân tích kiểm nghiệm - Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh