Khí thải từ nhà máy, xí nghiệp là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Hoạt động kiểm kê khí nhà kính ra đời để giúp doanh nghiệp nhận thức, kiểm soát về lượng khí phát thải, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Cùng Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh (AGG) tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây!
1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là quy trình thu thập, phân tích dữ liệu về lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ các nguồn cụ thể trong một phạm vi xác định và trong một năm nhất định. Hoạt động này giúp doanh nghiệp và tổ chức đánh giá tác động môi trường, đưa ra giải pháp giảm phát thải hiệu quả. Kiểm kê KNK được thực hiện theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhằm đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Căn cứ pháp lý của hoạt động kiểm kê khí nhà kính
Hoạt động kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Các quy định kiểm kê khí nhà kính bao gồm:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, đặt nền tảng pháp lý cho việc kiểm kê khí nhà kính.
- Nghị định 06/2022/NĐ-CP (07/01/2022), quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone.
- Quyết định 888/QĐ-TTg (2022) về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kết quả Hội nghị COP26.
- Quyết định 896/QĐ-TTg (2022) về chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050.
- Quyết định 942/QĐ-TTg (2022) về kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030.
- Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg & Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK (có hiệu lực từ 01/10/2024).
- Quyết định 2626/QĐ-BTNMT (2020) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê KNK.
- Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định kiểm kê KNK trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
- Thông tư 38/2023/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, hướng dẫn kiểm kê KNK ngành Công Thương.
- Thông tư 23/2023/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, quy định về kiểm kê KNK lĩnh vực Lâm nghiệp.
Các văn bản trên tạo thành khung pháp lý toàn diện, giúp doanh nghiệp và tổ chức triển khai kiểm kê KNK một cách hiệu quả, đồng thời thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững.
3.3 Phạm vi kiểm kê trong kiểm kê khí nhà kính
Kiểm kê khí nhà kính được thực hiện nhằm đo lường tổng lượng phát thải theo ba phạm vi chính:
- Phạm vi 1 – Phát thải trực tiếp: Bao gồm lượng khí thải phát sinh từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong nội bộ doanh nghiệp, như vận hành lò hơi, máy phát điện hoặc phương tiện thuộc sở hữu của tổ chức.
- Phạm vi 2 – Phát thải gián tiếp từ năng lượng: Ghi nhận lượng khí thải phát sinh từ nguồn năng lượng mà doanh nghiệp sử dụng, chẳng hạn như điện mua từ lưới điện quốc gia hoặc nhà cung cấp.
- Phạm vi 3 – Phát thải gián tiếp khác: Liên quan đến khí thải từ chuỗi cung ứng và các hoạt động ngoài doanh nghiệp, bao gồm vận chuyển, xử lý chất thải, di chuyển nhân viên hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
4. Danh mục lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Theo Quyết định số 013/2024/QĐ/TTg của Chính Phủ, những lĩnh vực sau đây phải thực hiện kiểm kê KNK:
Lĩnh vực
|
Nguồn phát thải
|
Năng lượng
|
Công nghiệp sản xuất năng lượng
|
Tiêu thụ năng lượng trong thương mại, công nghiệp, dân dụng và dịch vụ
|
Khai thác than, dầu và khí tự nhiên
|
Giao thông vận tải
|
Tiêu thụ năng lượng trong ngành giao thông vận tải
|
Xây dựng
|
Tiêu thụ năng lượng trong Xây dựng
|
Quá trình công nghiệp trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng
|
Công nghiệp
|
Ngành sản xuất hóa chất
|
Ngành luyện kim
|
Ngành công nghiệp điện tử
|
Sử dụng sản phẩm thay thế cho những chất làm giảm tầng Ozone
|
Ngành sản xuất và sử dụng những sản phẩm công nghiệp khác
|
Lâm – Nông và Sử dụng đất
|
Ngành Chăn nuôi
|
Ngành Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất
|
Ngành Trồng trọt
|
Hoạt động tiêu thụ năng lượng trong Nông – Lâm – Thủy sản
|
Những nguồn phát thải trong hoạt động nông nghiệp
|
Xử lý chất thải
|
Bãi chôn chất thải dạng rắn
|
Xử lý chất thải dạng rắn bằng phương pháp sinh học
|
Đốt lộ thiên, thiêu đốt chất thải
|
Xử lý, xả nước thải
|
5. Những đối tượng cần kiểm kê khí nhà kính
Theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ban hành ngày 13/08/2024 của Thủ tướng Chính phủ, hơn 2.000 đơn vị thuộc diện kiểm kê khí nhà kính. Các đối tượng này có mức phát thải từ 3.000 tấn CO₂/năm, bao gồm:
- Nhóm sản xuất & năng lượng: Nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất điện, doanh nghiệp vận tải hàng hóa, trung tâm thương mại tiêu thụ từ 10.000 tấn dầu tương đương (TOE)/năm.
- Nhóm xử lý chất thải: Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất từ 65.000 tấn/năm.
Ngoài nhóm bắt buộc, các doanh nghiệp khác vẫn có thể tự nguyện kiểm kê khí nhà kính, công bố báo cáo minh bạch để nâng cao hình ảnh tổ chức bền vững, thu hút sự tín nhiệm từ khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
6. Lộ trình thực hiện hoạt động liên quan kiểm kê khí thải nhà kính
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện kiểm kê khí nhà kính (KNK) cần tuân thủ lộ trình thực hiện và báo cáo như sau:
- Trước 31/3/2023: Cung cấp số liệu hoạt động và thông tin liên quan phục vụ kiểm kê KNK.
- Trước 31/3/2025: Hoàn thành kiểm kê KNK cấp cơ sở, lập báo cáo cho năm 2024.
- Trước 1/12/2025: Hoàn thiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính năm 2024.
- Trước 31/12/2025: Xây dựng kế hoạch giảm phát thải KNK cho giai đoạn 2026-2030.
- Từ 31/3/2027: Định kỳ báo cáo đánh giá giảm phát thải KNK hàng năm.
Doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị sớm để đảm bảo tuân thủ quy định. AGG sẵn sàng hỗ trợ kiểm kê KNK và xây dựng kế hoạch giảm phát thải, giúp doanh nghiệp tối ưu chiến lược phát triển bền vững.
    |
 |
Lộ trình thực hiện các hoạt động liên quan đến kiểm kê khí nhà kính trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP |
7. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kiểm kê khí nhà kính
Theo Điều 91, Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, các doanh nghiệp thuộc danh mục kiểm kê khí nhà kính (KNK) cấp cơ sở có trách nhiệm:
- Thực hiện kiểm kê KNK định kỳ 2 năm/lần, xây dựng và duy trì hệ thống dữ liệu phát thải.
- Lập và triển khai kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK hàng năm, tích hợp các giải pháp bền vững vào hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Nộp báo cáo kiểm kê KNK trước ngày 31/12 hàng năm cho Bộ Tài nguyên & Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh có liên quan.
8. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động kiểm kê khí nhà kính là gì?
Hoạt động kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn chi tiết về phạm vi kiểm kê, tiêu chí đánh giá và quy trình thực hiện, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống báo cáo khí thải chính xác và nhất quán.
9. Kiểm kê khí nhà kính để làm gì?
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và kiểm soát lượng phát thải, hướng tới phát triển bền vững. Dưới đây là những lợi ích chính của hoạt động này:
- Nhận diện tác động: Giúp doanh nghiệp và cá nhân hiểu rõ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, tiêu dùng đến biến đổi khí hậu.
- Hỗ trợ hoạch định chính sách: Cung cấp số liệu để chính phủ đưa ra giải pháp cắt giảm phát thải, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.
- Đánh giá hiệu quả: Giúp kiểm tra mức độ thành công của các biện pháp giảm phát thải đã triển khai.
- So sánh và phân tích xu hướng: Cho phép theo dõi tiến trình cắt giảm khí thải giữa các giai đoạn, khu vực.
- Nền tảng nghiên cứu: Dữ liệu kiểm kê là cơ sở để phát triển công nghệ giảm phát thải mới.
- Hợp tác quốc tế: Hỗ trợ các quốc gia trong việc trao đổi thông tin, đề xuất giải pháp chung về biến đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm và chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
10. Quy trình kiểm kê khí nhà kính
Quy trình kiểm kê khí nhà kính gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định phạm vi hoạt động, phương pháp kiểm kê KNK cấp cơ sở
Việc xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính (KNK) cần tuân theo ISO 14064-1:2018, bao gồm:
- Xác định tất cả nguồn phát thải khí nhà kính của đơn vị.
- Phân loại các nguồn phát thải theo 3 phạm vi.
Về phương pháp kiểm kê, Thông tư 17/2022/BTNMT đã ban hành hướng dẫn chi tiết. Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp kiểm kê phù hợp với quy mô và đặc thù hoạt động của mình để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định.
Bước 2: Chọn hệ số và thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính
Tra cứu hệ số phát thải khí nhà kính tại Quyết định số 2626-QĐ-BTNMT ban bành ngày 10/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Tính toán lượng khí nhà kính phát thải
Việc chọn hệ số phát thải và thu thập dữ liệu khí nhà kính (KNK) cần tuân theo hướng dẫn tại Quyết định số 2626/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/10/2022.
Doanh nghiệp cần:
- Tra cứu hệ số phát thải theo danh mục được công bố trong Quyết định này.
- Thu thập dữ liệu hoạt động liên quan đến phát thải KNK tại cơ sở sản xuất, vận hành.
- Ghi nhận số liệu theo phương pháp kiểm kê phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018.
Bước 4: Kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK
Để đảm bảo tính chính xác trong hoạt động kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng theo ISO 14064-1:2018. Các yếu tố quan trọng trong quá trình này bao gồm:
- Xác định rõ ràng những hoạt động nào sẽ được kiểm kê và ai chịu trách nhiệm thực hiện. Đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ vai trò của mình.
- Đào tạo kỹ lưỡng cho những người tham gia quá trình kiểm kê để họ nắm vững các phương pháp và quy trình.
- Đảm bảo các thiết bị đo đạc hoạt động chính xác và được bảo dưỡng thường xuyên.
- Kiểm tra lại tất cả các số liệu từ dữ liệu hoạt động đến hệ số phát thải.
- Đảm bảo rằng phương pháp kiểm kê đã được áp dụng đúng và nhất quán.
- Thiết lập một hệ thống để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
- Thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ để phát hiện và khắc phục các vấn đề.
Bước 5: Đánh giá mức độ không chắc chắn của hoạt động kiểm kê khí nhà kính
Việc đánh giá mức độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính (KNK) là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo độ chính xác và tính minh bạch của báo cáo. Theo Phụ lục II.3 – Thông tư 17/2022/BTNMT, các nguyên nhân dẫn đến sai số và không chắc chắn trong quá trình kiểm kê thường bao gồm:
- Thiếu dữ liệu hoặc dữ liệu thu thập không chính xác do lỗi trong quá trình đo đạc, ghi chép.
- Quá trình quá phức tạp, nhiều biến số gây khó khăn trong việc xác định lượng khí thải của từng hoạt động. Các hoạt động sản xuất có thể thay đổi theo thời gian nên việc ước tính lượng khí thải cũng khó hơn.
- Sử dụng hệ số phát thải không phù hợp với điều kiện cơ sở; có sai số trong mô hình ước tính.
- Chất thải có tính chất phức tạp hoặc trong quá trình phân hủy gây khó khăn cho việc dự đoán.
Bước 6: Tính toán lại kết quả và xây dựng báo cáo
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và tuân thủ quy định. Quá trình này cần được thực hiện khi có các thay đổi đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
- Cơ sở mở rộng hoặc thu hẹp quy mô, thay đổi loại hình sản xuất
- Phát hiện các lỗi sai trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, số liệu.
- Có sự thay đổi về quyền sở hữu hoặc quản lý cơ sở.
- Có sai sót khi áp dụng phương pháp tính toán hoặc chọn hệ số phát thải.
Kết quả kiểm kê khí nhà kính khi được thống nhất sẽ cập nhật vào báo cáo kiểm kê khí nhà kính định kỳ. Báo cáo này cần được thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính bởi một đơn vị do BOA chỉ định năng lực, đảm bảo tuân thủ theo quy chuẩn được quy định trước khi nộp đến các cơ quan thẩm quyền nhằm kiểm tra và phê duyệt.
11. Những câu hỏi về kiểm kê khí nhà kính
11.1 Có bắt buộc phải làm kiểm kê khí nhà kính không?
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, cơ sở thuộc danh mục quy định trong Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg, ban hành ngày 13/08/2024 bởi Thủ tướng Chính phủ. Những doanh nghiệp không nằm trong danh sách bắt buộc vẫn có thể thực hiện kiểm kê khí nhà kính để hưởng nhiều lợi ích chiến lược như:
- Cơ hội gia nhập thị trường carbon: Doanh nghiệp có thể tham gia giao dịch tín chỉ carbon, tối ưu hóa chi phí phát thải.
- Gia tăng uy tín thương hiệu: Chứng minh doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường & phát triển bền vững. Đồng thời, thu hút nhà đầu tư, đối tác quan tâm đến ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị).
- Thuận lợi trong xuất nhập khẩu: Tuân thủ quy định quốc tế về phát thải CO₂ giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường như EU, Mỹ. Giảm thiểu rủi ro bị áp dụng thuế carbon khi xuất khẩu hàng hóa.
11.2 Mất bao lâu để ra báo cáo kiểm kê khí nhà kính?
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải mất 2 tháng để thực hiện và hoàn thành. Để kịp các mốc thời gian trong lộ trình kiểm kê knk, quý doanh nghiệp hãy tham khảo ngay hướng dẫn thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính chi tiết từ AGG để chuẩn bị nhé!
12. AGG – Đơn vị kiểm kê khí nhà kính uy tín tại Việt Nam
AGG là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính (KNK) tại Việt Nam, cung cấp giải pháp toàn diện từ tư vấn pháp lý, thu thập dữ liệu đến đào tạo và lập báo cáo kiểm kê. Chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định pháp luật, tối ưu hóa vận hành và nâng cao uy tín trong lĩnh vực phát triển bền vững.
Tại sao nên chọn AGG?
- Chuyên gia: Đội ngũ chuyên gia (gồm các PGS, TS) giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14064-1, Nghị định 06/2022/NĐ-CP).
- Năng lực được công nhận: Được chỉ định thực hiện các dịch vụ Đánh giá – Chứng nhận – Đào tạo – Giám định, đảm bảo chứng chỉ có giá trị pháp lý cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu & tham gia thị trường carbon.
- Giải pháp toàn diện: Cung cấp dịch vụ toàn diện gồm tư vấn, đào tạo kiểm kê khí nhà kính – lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kiểm tra xác nhận và thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Trên đây là những thông tin về hoạt động kiểm kê khí nhà kính mà quý khách cần biết. Liên hệ ngay đến AGG để tư vấn MIỄN PHÍ
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh
Hotline: 024 66583219; Email: agg@vnua.edu.vn