Tình hình Việt Nam và Thế giới
Theo Tạp chí kinh tế đặc biệt năm 2024, trung bình một người Mỹ thải ra 16,5 tấn CO2/năm, con số này tại một số quốc gia khác lần lượt là: Trung Quốc - 7,2 tấn/năm; Ấn Độ - 1,7 tấn/năm và Việt Nam - 2,3 tấn/năm, những con số rất đáng báo động. Theo ngân hàng thế giới, năm 2022, Việt Nam phát thải 344 triệu tấn CO2/năm, xếp thứ 17 trên toàn cầu, trong đó ngành năng lượng chiếm đến 63,3% lượng phát thải này.
Từ 2023, Nghị Định Châu Âu thông qua quy chế Carbon CBAM - Cơ chế cacbon qua biên giới nhằm chặn đứng các dấu chân carbon “quá khổ” nhập khẩu Châu Âu. Tùy thuộc quá trình sản xuất sản phẩm mà dấu chân carbon của sản phẩm mang theo ít hay nhiều. Trong giai đoạn đầu, 6 nhóm sản phẩm công nghiệp thâm dụng năng lượng có dấu chân carbon đậm nét được đưa vào tầm ngắm. Theo đó, đến hết năm 2025, EU mới chỉ áp dụng CBAM đối với 6 ngành hàng gồm: Xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao.
Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới sẽ buộc mọi nhà công ứng phải xanh hóa quy trình giảm phát thải ở mọi công đoạn trong chuỗi giá trị. Ví dụ nhờ công nghệ giảm thải một tấn xi măng sản xuất trong Liên minh châu Âu chỉ tạo ra nửa tấn Cacbon trong khi một tấn xi măng sản xuất bên ngoài châu Âu có lượng phát thải Cacbon gấp đôi. Chính vì vậy khi đưa tấn xi măng này vào trong châu Âu, nhà nhập khẩu sẽ phải trả một khoản tiền tương đương nửa tấn carbon vượt quá theo giá mua bán tín chỉ carbon tại thời điểm nhập khẩu. Doanh nghiệp muốn tránh chi phí này thì chỉ còn cách đầu tư giảm thải trong quy trình sản xuất chứ cũng không thể lách luật được nữa.
Mới đây nhất vương quốc Anh cũng đã chính thức tuyên bố một cơ chế đánh thế carbon ở biên giới của riêng họ mà dự kiến hình hài cụ thể của hàng rào này cũng sẽ được công bố ngay trong năm nay.
Giảm phát thải trở thành yêu cầu bắt buộc
Việt Nam đã tham gia và ký kết các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Kiểm kê khí thải nhà kính (KNK) là hoạt động quan trọng để xác định lượng phát thải khí nhà kính của các nguồn phát thải, từ đó có cơ sở để đề ra các giải pháp giảm phát thải.
Theo Quyết định 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp có tên trong danh sách bắt buộc thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm 1.912 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính. Hiện nay, Bộ TN&MT đã dự thảo danh mục phải kiểm kê cập nhật - theo đó nâng lên 2893 cơ sở bắt buộc kiểm kê và giảm nhẹ KNK.
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần và gửi về UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Hiện đã có các văn bản pháp lý của Chính phủ quy định cụ thể tại:
➤ Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê KNK;
➤ Quyết định 2626/QĐ-BTNMT: Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
➤ Thông tư 17/2022-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính - giảm phát thải hàng đầu
Với đội ngũ chuyên gia, nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp tùy chỉnh phù hợp với mỗi doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các biện pháp cải tiến giúp doanh nghiệp giảm phát thải và tăng năng suất hoạt động, góp phần cùng doanh nghiệp mở ra một tương lai phát triển lâu dài và bền vững.
_____________________________________
VIỆN NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG XANH
Adress: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Tel: 024 66583219 (Office); Hotline: 098 2332755; Fax: 024.38361283
Email: agg@vnua.edu.vn Web: agg.vnua.edu.vn