Đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

1.    Đánh giá tác động môi trường là gì

Đánh giá tác động môi trường 2022 (được viết tắt là ĐTM, tên tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tích cực hay tiêu cực của một dự án đầu tư, một kế hoạch, một chính sách hoặc một chương trình được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh của tự nhiên, kinh tế và xã hội trước khi ra quyết định thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh tác động đến mức độ có thế chấp nhận được hoặc để khảo sát kỹ thuật mới.

2.     Tại sao phải lập đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường là một việc rất quan trọng có ích, có ý nghĩa thực tế đối với hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, một khu vực. công tác đánh giá tác động môi trường lại là một quá trình tổng hợp vừa phân tích vừa nghiên cứu rất phức tạp với nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và công nghệ khác nhau, để từ đó có thể dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi một dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sờ đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai.

3.      Mục đích chính của việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Đánh giá tác động môi trường là một công cụ đế cơ quan quản lý có thể cân nhác, phân tích dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Đề xuất phương án phòng tránh, giảm bớt các tác động tiêu cực, tăng cường các mặt có lợi mà vần đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu phát triển

Đánh giá tác động môi trường không những là báo cáo khoa học mà là cơ sở pháp lý giúp quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển Kinh tế - Xã hội liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong cả nước hoặc một vùng một địa phương.

4.      Các quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 2022

-       Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/2021

-       Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

-       Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dần Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

5.     Đối tượng lập đánh giá tác động môi trường

a)      Dự án đầu tư nhóm I (quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật MT 72)

b)      Dự án đầu tư nhóm II (quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật MT 72)

6.     Những điêu cần thực hiện đế đánh giá tác động môi trường

Để thực hiện đánh giá tác động môi trường chủ dự án của các đối tượng như trên, có thể tự thực hiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Đối tượng thực hiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và các thông số. số liệu mà đã thu thập được và được ghi nhận vào báo cáo tác động môi trường.

7.      Thời điếm thực hiện đánh giá tác động môi trường

Trước khi dự án tiến hành xây dựng, hoạt động 7. Cơ quan cấp phép Bô TNMT:

a)      Dự án đầu tư nhóm I;

b)      Dự án đầu tư nhóm II thuộc thấm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội,

Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trờ lên; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển...

Bộ Quốc phòng, Bộ công an: đối với dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

UBND cấp tỉnh: đổi với dự án đầu tư trên địa bàn (trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 35 luật MT 72)

8.     Thời hạn giải quyết hồ sơ

a)      Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I

b)      Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II

Trong thời hạn 20 ngày kế từ ngày nhận được ĐTM đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM

9.      Thời hạn giấy phép:

Khi dự án được cấp giấy phép môi trường thì quyết định phê duyệt ĐTM sẽ hết hiệu lực.

Lưu ý:

Tham vấn ĐTM

1.      Đối tượng được tham vấn bao gồm:

a) Cộng đồng dân CƯ, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;

b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.

4.    Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:

a) Tổ chức họp lấy ý kiến;

b) Lấy ý kiến bằng văn bản.

------------

Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh là đơn vị có chức năng nhiệm vụ tư vấn dịch vụ Môi trường với đội ngũ cán bộ chuyên môn trình độ cao và có phòng thí nghiệm hiện đại, không những đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, thời gian nhanh chóng, giá thành hợp lý mà còn có thể giải thích về phương pháp, biện luận kết quả quan trắc và tư vấn các biện pháp công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu các thông số môi trường bị vượt giới hạn cho phép