Rừng là một thực thể hoàn chỉnh vốn sẵn trong tự nhiên, và nhiều người tin rằng hệ thống nông nghiệp chỉ bền vững khi nó được vận hành theo logic của tự nhiên, và hợp nhất như một chính thể. Nông nghiệp rừng sinh thái là sự kết hợp giữa các loài nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực (nước, ánh sáng, các chất dinh dưỡng) cũng như không gian sinh tồn.
Nông nghiệp rừng sinh thái còn nắm giữ vai trò chiến lược quan trọng trong công cuộc phục hồi đất và khôi phục các mối quan hệ sinh thái phức tạp. Để làm được điều đó, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc của mô hình này
Những nguyên tắc phát triển Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên
Các nguyên tắc và khái niệm hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn và các lý thuyết do Ernst Gotsch (cha đẻ của mô hình Nông – Lâm kết hợp với thuyết thuận theo tự nhiên) đúc kết qua nhiều năm quan sát thực tiễn và thực hành.
Tự nhiên đã chỉ ra rằng hợp tác cùng tồn tại luôn luôn mang lại kết quả tốt hơn so với cạnh tranh để tồn tại. Sự tiến hóa và phát triển trong tự nhiên là để tối ưu hóa các tiến trình của sự sống ở góc độ tổng thể, chứ không nhằm tối đa hóa lợi ích của một số loài riêng lẻ bằng sự diệt vong của một số loài khác.
Thiên nhiên đã tạo ra các khu rừng ở Đại Tây Dương, chúng ta cần hiểu cơ chế tại sao như thế, cũng như cần hiểu về sự đa dạng sinh học, các tầng cây khác nhau, động lực của kế thừa tự nhiên và sự vận động của các chất dinh dưỡng.
Nếu chúng ta không thấu hiểu và xem xét những yếu tố này, chúng ta sẽ mãi lệ thuộc vào hóa chất, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu để chống đỡ cho mùa màng, từ đó dần làm cho đất trở nên thoái hóa và nguồn nước bị ô nhiễm, kết quả là hủy diệt sự đa dạng sinh học tự nhiên.
Tính bền vững
Nếu chúng ta muốn đạt tới sự bền vững, chúng ta phải trả lời câu hỏi mà Ernst Götsch luôn nhắc nhở rằng…
Để có thể trả lời câu hỏi, chúng ta phải nắm được hệ sinh thái tự nhiên của nơi ta xét hoạt động như thế nào, và cần áp dụng những nguyên tắc chi phối hệ sinh thái nào trong hoạt động sản xuất. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu cơ chế vận hành của rừng Đại Tây Dương là gì mà nó có thể tự duy trì chính nó.
Kế thừa/tiếp nối tự nhiên
Rừng là một khu vực luôn biến đổi và xảy ra rất nhiều tương tác. Trong một khu rừng “trưởng thành”, theo thời gian, những cây cổ thụ sẽ đổ xuống và tạo ra khoảng không gian. Ở khoảng không gian này, những lứa cây đầu tiên mọc lên là những cây sinh trưởng rất nhanh và ưa nhiều ánh sáng mặt trời, chúng được gọi là nhóm “tiên phong”. Chúng sẽ sinh trưởng và tạo ra bóng râm cho những cây cần chút bóng râm nhỏ để phát triển.
Mỗi loại cây đều có chức năng và vai trò riêng, và mỗi loài đi trước đều tạo tiền đề cho loài đi sau cho tới khi cả khu rừng lại “trưởng thành” lần nữa. Cứ như vậy, quá trình này được gọi là kế thừa tự nhiên hoặc tiếp nối sinh thái.
Đa dạng sinh học
Một đặc tính cơ bản khác của Rừng Đại Tây Dương là sự đa dạng sinh học. Rừng Đại Tây Dương có nhiều loài cây tới mức cho tới giờ chúng ta cũng chưa thể nắm hết được. Trong rừng, tất cả các loài sống chan hòa cùng nhau, mỗi loài đều có chức năng riêng của mình để cả hệ thống rừng có thể tự vận hành và phát triển qua rất rất nhiều năm. Đa dạng sinh học là chìa khóa cho sự cân bằng, mỗi loài đều nắm giữ vai trò quan trọng như nhau trong hoạt động tổng thể của hệ sinh thái. Đa dạng sinh học càng lớn thì hệ thống sản xuất của chúng ta càng bền vững.
Chu trình dinh dưỡng
Cây cối hấp thụ dinh dưỡng từ đất để phát triển, và đồng thời cây cũng trả lại cho đất những chất dinh dưỡng khác mà chúng đã sử dụng thông qua việc rụng lá, rụng cành, hoặc thậm chí khi chúng chết đi. Đó là lý do trong rừng không cần phân bón hay sự can thiệp của con người mà vẫn có thể tự phát triển.
Hết thảy những gì rơi xuống tạo thành thảm rừng đều được đất hấp thụ thông qua các tác nhân phân hủy, và nhờ quá trình này mà chất dinh dưỡng lại được tái tạo cho các loại cây khác sử dụng. Do đó, chúng ta phải luôn ưu tiên hoạt động tái tạo dinh dưỡng trong nông nghiệp rừng sinh thái, để đất luôn luôn giữ được độ phì nhiêu.
Kết luận
Chúng ta có thể có những kết quả đầy hứa hẹn trong việc xây dựng các hệ thống sản xuất lương thực nếu làm theo những nguyên tắc này vì nó đã được quan sát trong thực tế nông nghiệp, mô hình được áp dụng thành công trong các hệ sinh thái khác nhau như: Amazon, Rừng Đại Tây Dương, Cerrado, Caatinga. Những trường hợp sau tại Bolivia, và nhiều nơi khác tại Brazil như Acre, Bahia, Goias, Sao Paulo, Pernambuco.
Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Ernst Gotsch, người đã đúc rút những nguyên tắc sau:
- Làm theo các quá trình diễn ra trong tự nhiên.
- Cần phải hiểu được chức năng của hệ sinh thái khởi nguồn tại địa điểm cần xét.
- Giống như cách một sự sống tạo ra một sự sống khác thông qua việc tạo ra những điều kiện môi trường hài hòa, một tổ hợp này là tiền đề tạo ra một tổ hợp khác dựa trên kế thừa/tiếp nối tự nhiên.
- Để đưa loài yêu thích vào trong hệ thống sản xuất theo logic kế thừa tự nhiên, cần luôn luôn cố gắng dẫn dắt thuận theo sự phát triển căn bản của loài đó (các điều kiện môi trường ban đầu, tổ hợp thường đi cùng với loài, những nhu cầu về sinh thái của loài…
VIỆN NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG XANH
Adress: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Tel: 024 66583219 (Office); Hotline: 098 2332755; Fax: 024.38361283
Email: agg@vnua.edu.vn Web: agg.vnua.edu.vn