leftcenterrightdel
Hội thảo ICEEA 2022 diễn ra qua nền tảng Zooms 

TS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh – Giảng viên Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và PTNT đã có bài trình bày với chủ đề “Biến đổi khí hậu, Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA)”. Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết và ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam để thích ứng với các bối cảnh mới đang diễn ra và trở thành thách thức của ngành như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng hàng nông sản.

leftcenterrightdel
 Bài trình bày của TS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh

Qua bài trình bày, cô Quỳnh đã chỉ ra 3 kết quả nghiên cứu chính:

Một là, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, và thể hiện sự cam kết lớn trong việc hỗ trợ các đơn vị sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Chính phủ đã

Hai là, có 16 vùng và 56 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã được thành lập và đưa vào hoạt động (2021). Tuy nhiên số lượng này không nhiều như kỳ vọng và chưa có báo cáo đánh giá cụ thể về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hay vùng sản xuất này.

Ba là, các đơn vị ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mới chủ yếu là các tập đoàn lớn như Vingroup, Nutifood hay Dalat Hasfarm hoặc các Hợp tác xã nông nghiệp. Các hộ nông dân nhỏ chưa thực sự sẵn sàng cho việc ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất của họ.

Nguyên nhân được chỉ ra là do các hộ nông dân chưa có đủ nguồn lực và năng lực để tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao:

-        Thiếu nguồn lực sản xuất: thiếu vốn, đất đai nhỏ hẹp, lao động già và chưa qua đào tạo

-        Thiếu năng lực tiếp cận thị trường để tiêu thụ sản phẩm nông sản công nghệ cao

-        Thiếu liên kết với các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản để nhận được hỗ trợ và chia sẻ nguồn lực

Tác giả cho rằng cần thiết phải nhận diện được vai trò của các hộ nông dân và hỗ trợ họ trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp với ứng dụng của công nghệ cao. Theo đó, các giải pháp cần có sự chung tay của các tác nhân trong chuỗi giá trị đặc biệt cần có hỗ trợ của Nhà nước trong tiếp cận nguồn lực và đào tạo tập huấn về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Sau phần trình bày của cô Quỳnh, nhiều đại biểu đã cho ý kiến nhận xét và đóng góp quan trọng, có ý nghĩa đối với nghiên cứu. Các ý kiến cho rằng nghiên cứu mang tính thời sự và cần được nghiên cứu thêm để đánh giá được hiệu quả của từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để có thể là hình mẫu học tập cho nước bạn Phillipine.

leftcenterrightdel
Các đại biểu trong nhóm thảo luận 
Buổi hội thảo đã khép lại nhưng để lại nhiều ý nghĩa. Đây là một sân chơi nghiên cứu Khoa học được tổ chức thường niên cho các nhà khoa học trong khu vực, giúp các giảng viên, nghiên cứu viên có cơ hội chia sẻ, học hỏi nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy./.