BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Số: 179 /HVN-KHCN

V/v xây dựng kế hoạch KHCN-MT năm 2020

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019

 

 

 

Kính gửi:

Lãnh đạo các khoa, viện, trung tâm

 

Căn cứ kế hoạch khoa học và công nghệ và lịch hoạt động khoa học và công nghệ năm 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

Căn cứ Công văn số 1158/BNN-KHCN ngày 21/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đánh giá kết quả KHCN-MT và xây dựng kế hoạch 2020, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam yêu cầu Trưởng các đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KHCN năm 2020 với các nội dung sau:

I. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020

1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN, ĐMST

Đề xuất, đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đưa KH&CN, ĐMST vào phục vụ phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh tập trung vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu. Nâng cao hàm lượng KH&CN trong sản phẩm của các ngành nông nghiệp có tỷ trọng giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

2. Đối với hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hoạt động sở hữu trí tuệ

a) Tập trung soát xét, xây dựng TCVN cho các sản phẩm, chủ lực của ngành (TCQC phục vụ kiểm tra chuyên ngành; tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý vật tư nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ,...), TCVN cho sản xuất thông minh, hiệu suất năng lượng.

b) Đánh giá sự phù hợp; Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp: “Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

c) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (tăng 20-30% so với cùng kỳ năm trước); rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính, nâng cấp, hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết 100% thủ tục hành chính mức độ 3.

3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế

Xác định đối tác chiến lược, địa bàn trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên để hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực KH&CN; tích cực tham gia các Tổ chức quốc tế, Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về KH&CN; đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài có nền khoa học phát triển để tiếp cận công nghệ hiện đại, tranh thủ sự hỗ trợ và đầu tư từ nước ngoài cho KH&CN.

4. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN và ĐMST

Bổ sung các nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế có giá trị, từng bước tạo lập nền tảng tri thức KH&CN trong nước và quốc tế phong phú, đầy đủ, chính xác và cập nhật, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều tra tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN thuộc Chương trình Điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN theo quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê KH&CN, ĐMST.

5. Phát triển tiềm lực KH&CN

a) Nhân lực KH&CN: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực,; xây dựng các tập thể nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mạnh đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế.

b) Tổ chức KH&CN: Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ KH&CN, nhất là các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN.

c) Hạ tầng KH&CN: Tập trung nguồn lực xây dựng, thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động có hiệu quả các khu công nghệ cao quốc gia, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành đáp ứng nhu cầu hoạt động KH&CN của các ngành, các vùng, các lĩnh vực khoa học và hướng công nghệ ưu tiên; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập các phòng thí nghiệm, kết nối với hệ thống phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học; phát triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hoá.

6Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa họcphát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên

Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên, cùng với việc triển khai đáp ứng các mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp quốc gia, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp bộ…, các bộ, ngành, địa phương lưu ý định hướng theo các lĩnh vực ưu tiên nêu tại Phụ lục III kèm theo Công văn này.

II. Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch

1. Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Định hướng nhiệm vụ KHCN ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Phụ lục III.

a) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia.

 - Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Luật KH&CN, các văn bản hướng dẫn dưới luật và tập trung để triển khai thực hiện các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I Phần B công văn này, mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp quốc gia đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ

- Các đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ: đề tài KHCN cấp bộ (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.1), đề tài KHCN tiềm năng cấp bộ (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.2), và tổng hợp thành danh mục các nhiệm vụ KH&CN (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.3).

- Đối với các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp các tổ chức KH&CN: Căn cứ quy hoạch phát triển ngành hoặc lĩnh vực đã được phê duyệt, các đơn vị tiến hành rà soát và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp của đơn vị trong những năm trước đây để khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng hoặc xây dựng mới các dự án. Các dự án này phải được thuyết minh đầy đủ và gửi về Bộ để tổ chức thẩm định trình Bộ phê duyệt theo quy định.

- Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc đầu tư xây dựng cơ bản cho các phòng thí nghiệm, các tổ chức nghiên cứu-phát triển:

Căn cứ quy hoạch phát triển ngành hoặc lĩnh vực đã được phê duyệt, đơn vị rà soát lại và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dự án xây dựng cơ bản cho KH&CN để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm của các tổ chức KH&CN. Trường hợp đơn vị có nhu cầu tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm (kể cả các Phòng thí nghiệm trọng điểm ghi trong các Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện Chỉ thị 50 của Ban Bí thư về phát triển công nghệ sinh học) thì các đơn vị phải tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng dự án để thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư và xây dựng.

2. Nhiệm vụ Bảo vệ môi trường

Đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần tập trung cụ thể vào những nội dung sau:

- Xây dựng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp từ khâu nuôi, trồng, khai thác đến khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Phục hồi môi trường các khu vực bị ảnh hưởng trong sản xuất nông nghiệp;

- Các biện pháp, công nghệ tái sử dụng và xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu sinh học, phân bón hữu cơ, thức ăn cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tạo thu nhập khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp;

- Giải pháp công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Các hoạt động điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lập, thẩm định, điều chỉnh Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục loài ngoại lai xâm hại; Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu

- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo tồn đa dạng sinh học; cơ chế chính sách cho bảo tồn đa dạng sinh học.

- Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học

Mẫu đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.6) và tổng hợp thành danh mục (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.7).

3. Xây dựng kế hoạch các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN và sản xuất kinh doanh

Căn cứ các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I  Phần B, các định hướng chính theo lĩnh vực nêu tại Phụ lục III công văn này và nhu cầu thực tế để xây dựng và đưa vào kế hoạch năm 2020 các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước theo các lĩnh vực: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; ứng dụng đổi mới công nghệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; thông tin và thống kê KH&CN; hợp tác quốc tế về KH&CN; hình thành và phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn; thanh tra KH&CN; sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN, khởi nghiệp ĐMST... và các nhiệm vụ KH&CN không thường xuyên khác.

III. Thời hạn gửi kế hoạch KHCN-MT năm 2020

Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ gồm:

1. Công văn xây dựng kế hoạch KHCN-MT năm 2020 của đơn vị;

2. Danh mục tổng hợp đề xuất nhiệm vụ KHCN năm 2020 của đơn vị;

3. Phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Mẫu A1-ĐXNV, Mẫu A2-ĐXNV), cấp Bộ (biểu 5.1, 5.2, 5.3), xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (biểu 5.4, 5.5), nhiệm vụ bảo vệ môi trường (biểu 5.6, 5.7)

Nơi nhận và thời hạn: Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ gửi Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 220, Nhà Hành chính), trước ngày 08/3/2019.

Ngoài văn bản gửi theo đường công văn, đề nghị đơn vị gửi 01 file điện tử qua địa chỉ Email: pqlkh@vnua.edu.vn.

Nơi nhận:
- Như trên;
- GĐ Nguyễn Thị Lan (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN.

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Phạm Văn Cường

 

 

 

Các tài liệu kèm theo:

1. Danh mục các Phụ lục;

2. Các định hướng trọng tâm hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ĐMST trong nông nghiệp và hướng công nghệ ưu tiên năm 2020;

3. Phiếu đề xuất đặt hàng đề tài, dự án cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT;

4. Phiếu đề xuất đặt hàng đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT;

5. Danh mục đề xuất đặt hàng đề tài, dự án cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT;

6. Phiếu đề xuất xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia;

7. Phiếu đề xuất xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

8. Phiếu đề xuất nhiệm vụ môi trường;

9. Danh mục đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2020;