Khi chất thải phát sinh, chủ nguồn thải có trách nhiệm xác định danh mục chất thải, phân định chất thải thuộc nhóm nào (chất thải nguy hại? Chất thải công nghiệp thông thường hay chất thải công nghiệp phải kiểm soát?), xác định mã chất thải tương ứng để làm căn cứ quản lý tại cơ sở, lưu trữ cũng như việc chuyển giao chất thải đến chủ xử lý đúng chức năng.

Bài viết cung cấp một số khái niệm cơ bản về nhóm chất thải nguy hại, công nghiệp và sinh hoạt; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phân biệt và tra cứu để phân định, phân loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, ...

 Hướng dẫn tra cứu để phân định nhóm chất thải và xác định mã chất thải để làm căn cứ quản lý

leftcenterrightdel
 

Khi chất thải phát sinh, chủ nguồn thải có trách nhiệm xác định danh mục chất thải, phân định chất thải thuộc nhóm nào (chất thải nguy hại? Chất thải công nghiệp thông thường hay chất thải công nghiệp phải kiểm soát?), xác định mã chất thải tương ứng để làm căn cứ quản lý tại cơ sở, lưu trữ cũng như việc chuyển giao chất thải đến chủ xử lý đúng chức năng.

Bên dưới, Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh trân trọng giới thiệu hướng dẫn căn bản để tra cứu, phân định chất thải, căn cứ theo Phụ lục III - ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Danh mục chi tiết tại Mục C - Danh mục chi tiết của các CTNH, CTCNPKS, CTRCNTT thuộc Phụ lục III – Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:

Bước 1: Tra cứu tên chất thải

·  Cách 1: Tra cứu theo danh mục nhóm chất thải dựa vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động hoặc nguồn thải, ví dụ: Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại? Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh? Để xác định những loại chất thải đặc thù phát sinh tương ứng với các ngành nghề sản xuất hoặc nguồn thải.

·  Cách 2: Tra cứu dựa theo từ khóa tên chất thải thường gặp như bóng đèn, bao bì, pin, dầu nhớt,…

Bước 2: Kiểm tra ký hiệu phân loại để xác định chất thải thuộc nhóm CTNH, CTR CNTT hay CTCN PKS

·  Chất thải công nghiệp phải kiểm soát được ký hiệu là KS (cần lấy mẫu phân tích để xác định ngưỡng nguy hại của chất thải theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH để phân định là CTNH hoặc CTRCNTT)

·  NH là ký hiệu chất thải nguy hại trong mọi trường hợp

·  TT là ký hiệu của chất thải rắn công nghiệp thông thường trong mọi trường hợp.

·  Ký hiệu -R được ghi ngay sau TT là nhóm chất thải được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất 

Bước 3: Xác định mã chất thải (cột 1), đưa vào kê khai danh mục chất thải để quản lý

Bước 4: Tham khảo thêm về tính chất nguy hại, trạng thái chất thải

Mã của một số chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát thường gặp:

·  Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải ( 16 01 06 )

·  Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải ( 17 02 03 )

·  Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại ( 18 02 01 )

·  Bao bì mềm, kim loại, nhựa cứng,...(nhiễm thành phần nguy hại) ( 18 01 01, 18 01 02, 18 01 03 )

·  Mực in, Hộp chứa mực in ( 08 02 01, 08 02 04)

·  Pin, ắc quy thải ( 16 01 12)

·  Các thiết bị, linh kiện điện tử thải ( 16 01 13)

·  Chất thải lây nhiễm từ quá trình khám bệnh, điều trị... ( 13 01 01 )

leftcenterrightdel
 

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phổ biến:

·  Rác thải phát sinh từ ngành may mặc, giày da, ba lô, túi xách,... 

·  Tro, xỉ, thạch cao (không chứa thành phần nguy hại)

·  Chất thải thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp từ nhà máy chế biến

·  Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải (không chứa thành phần nguy hại)

·  Chất thải rắn xây dựng ( xà bần, gạch, đá, gỗ,..)

·  Bao bì thủy tinh, nhựa, giấy, gỗ, vải,... (đã chứa chất khi thải ra không phải là chất thải nguy hại)

leftcenterrightdel
 

Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác

Căn cứ theo quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (Điều 75 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 58 - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân.

Trong trường hợp này, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành 3 nhóm theo hướng dẫn kỹ thuật tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

leftcenterrightdel

Chất thải rắn thải sinh hoạt được phân loại thành 3 nhóm chính theo Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT 

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng trên 300 kg/ngày phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. (Căn cứ theo Điều 58, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

 

Phòng Môi trường - Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh