Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Cơ sở pháp lý: 

- Luật bảo vệ môi trường năm 2020

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP

- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?

Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

2. Yêu cầu đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:

Thứ nhất, thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;

b) Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;

c) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

Thứ hai, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng điều kiện tại mục thứ nhất.

Trong đó:

Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;

b) Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;

c) Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;

d) Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.

Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;

c) Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).

3. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường 

Điều 34 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:

Thứ nhất, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.

Thứ hai, chất thải rắn công nghiệp thông thường được lưu chứa trong thiết bị lưu giữ chất thải hoặc lưu chứa trực tiếp trên các phương tiện vận chuyển. Thiết bị lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này.

Thứ ba, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn công nghiệp thông thường, phát tán bụi, mùi trong quá trình vận chuyển

Thứ tư, xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Thứ năm, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đang hoạt động phải có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” ở hai bên thành của phương tiện với chiều cao ít nhất là 15 cm, kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

4. Biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

>>> Mẫu số 03 phụ lục III ban hành tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

Hướng dẫn sử dụng biên bản bàn giao CTRCNTT

1. Biên bản bàn giao được lập giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển (nếu có) và chủ xử lý (nơi thực hiện tái sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy chất thải). Biên bản bàn giao (được in sẵn để kê khai bằng tay hoặc kê khai trực tiếp trong máy tính trước khi in ra) và được lập thành các bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Tổ chức thực hiện:

- Bên giao CTRCNTT phải thống nhất với bên nhận để điền đầy đủ thông tin vào biên bản giao nhận theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao.

- Biên bản bàn giao được lập mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTRCNTT tương ứng với từng bên nhận chất thải.

3. Trình tự kê khai, lưu và chuyển biên bản bàn giao CTRCNTT

a) Mục 1, 2: Bên giao và bên nhận khai đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại.

b) Mục 3: Bên giao khai loại chất thải, số lượng một lần chuyển giao.

c) Mục 4: Đại diện bên giao, bên nhận ký (ghi rõ họ tên) để xác nhận các thông tin từ Mục 1 đến 3 trước khi chuyển giao. Trường hợp không có chủ nguồn thải thì thay bằng cơ quan giao nhiệm vụ vận chuyển.

Lưu ý: Có thể điều chỉnh một số thông tin cho phù hợp khi lập biên bản bàn giao CTRCNTT theo thực tế phát sinh.

                                      Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

TỈNH/THÀNH PHỐ

.............................

BIÊN BẢN BÀN GIAO CHẤT THẢI RẮNCÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG

Số:…………………………….

1. Bên giao(chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển): ………………….

Địa chỉ văn phòng: ……………………………… ĐT: ………………………...

Địa chỉ cơ sở:………………………………..…… ĐT: …………………………

2. Bên nhận(chủ thu gom, vận chuyển hoặc chủ xử lý): ………………………

Địa chỉ văn phòng:………………………………… ĐT: ………………………..

Địa chỉ cơ sở xử lý: ………………………..………. ĐT: ………………………..

3. Khối lượng:CTRCNTT chuyển giao

 

TT

Các loại chất thải

CTRCNTT chuyển giao (kg)

Ghi chú

1

Tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất khác (chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT)

 

 

2

Chất thải phải xử lý

 

 

3

Tổng khối lượng

 

 

4.Bên giao, Bên nhận xác nhận đã thống nhất để kê khai chính xác các thông tin ở mục 1-3

 

(Địa danh), ngày …… tháng ……. năm….
Bên giao
(Chữ ký, đóng dấu nếu có)


Họ và tên

(Địa danh., ngày … tháng …… năm….
Bên nhận
(Chữ ký, đóng dấu nếu có)

Họ và tên

 

 

5. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp chất thải rắn công nghiệp thông thường

Điều 65 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:

Thứ nhất, chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất được quản lý như sản phẩm, hàng hóa.

Thứ hai, tro, xỉ, thạch cao được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường và các chất thải rắn công nghiệp thông thường khác đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng do cơ quan có thẩm quyền ban hành được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.

6. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường phải thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường; có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường; được phép chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định này sau khi phân loại theo đúng quy định cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành khi chuyển giao nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường.

7. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 67 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

- Chỉ được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường với chủ nguồn thải khi đã ký hợp đồng chuyển giao cho các đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.

- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành khi chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;

b) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;

c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).

Trên đây là một số thông tin cơ bản về quản lý rác thải rắn công nghiệp, Nếu cần các hỗ trợ pháp lý liên quan đến dịch vụ môi trường, vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn trực tiếp qua HOTLINE: 02466583219 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

VIỆN NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG XANH AGG

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội