Dưới đây là 11 thủ tục môi trường, an toàn sức khỏe doanh nghiệp cần làm mỗi năm theo quy định của pháp luật.

leftcenterrightdel
 Giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

1. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ doanh nghiệp tự lập nhằm quản lý các yếu tố có hại trong môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, từ đó có biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp. Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

2. Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động quan trắc các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình làm việc, được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập. Quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo nghị định 44/2016/NĐ-CP. Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì các vị trí là việc thuộc ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm phải đánh giá tâm sinh lý lao động Ergonomics (Đánh giá Ecgonomy).

3, Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở (Báo cáo y tế lao động)

Báo cáo y tế lao động là  hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động, thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết. Mẫu báo cáo y tế lao động được quy định tại phụ lục 8 - Thông tư 19/2016/TT-BYT.

4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (Báo cáo giám sát môi trường)

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

5. Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động bắt buộc lập báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động.  Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế  theo mẫu được quy định tại Phụ lục II - Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

6. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm: gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm. Đối với báo cáo năm: trước ngày 10 tháng 01 năm sau, mẫu quy định tại Phụ lục XII, Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

7. Báo cáo công tác PCCC

Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các mẫu báo cáo quy định tại phụ lục VIII của Thông tư 17/2021/TT-BCA

8. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động hóa chất định kỳ hằng năm, gửi báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư 32/2017/TT-BCT đến  Sở Công Thương tỉnh, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.

9. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm

Hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, đơn vị sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm có trách nhiệm gửi báo cáo của năm trước đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương theo quy định của Luật Hóa chất 2007.

10. Khám sức khỏe định kỳ

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm; đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng 1 lần theo quy định của Bộ luật lao động 2012.

11. Khám bệnh nghề nghiệp

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng 1 lần theo quy định của Luật An toàn Vệ sinh lao động.

STT

THỦ TỤC

QUY ĐỊNH

THỜI GIAN

1

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Cập nhật hằng năm

Lưu giữ tại cơ sở lao động

2

Quan trắc môi trường lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Mỗi năm tối thiểu 1 lần

3

Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở (Báo cáo y tế lao động)

Thông tư 19/2016/TT-BYT

Báo cáo 6 tháng đầu năm: Nộp trước ngày 5/7

Báo cáo năm: Nộp trước 10/1 năm tiếp theo

4

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Mỗi năm 1 lần, nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.

5

Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH

Tối thiểu 1 lần/năm, nộp trước 25/1 năm tiếp theo

6

 

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Báo cáo 6 tháng đầu năm:nộp trước ngày 5/7

Báo cáo năm: trước ngày 10/1 năm tiếp theo

7

Báo cáo công tác PCCC

Thông tư 52/2014/TT-BCA

Quý IV hàng năm

8

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Theo quy định tại thông tư 32/2017/TT-BCT và nghị định 113/2017/NĐ-CP

Tần suất 1năm 1 lần, nộp trước 15/1 năm tiếp theo

9

Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm

Luật hóa chất 2007

Cập nhật hằng năm, nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.

10

Khám sức khỏe định kỳ

Bộ luật lao động 2012

Thông tư 14/2013/TT-BYT

Ít nhất 1 lần trên năm

Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm: Ít nhất 6 tháng 1 lần

11

Khám bệnh nghề nghiệp

Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015

Thông tư 28/2016/TT-BYT

Ít nhất 1 lần trên năm

Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Ít nhất 6 tháng 1 lần

 

Trên đây là các thủ tục môi trường hằng năm Viện Nghiên cứu tăng trưởng Xanh (AGG) đã cập nhật. 

Lý do nên chọn Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh là đối tác chiến lược trong công tác môi trường: 

• Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh là đơn vị đủ điều kiện quan trác môi trường lao động theo Công văn số 178/MT-LĐ ngày 29/4/2022 của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, đơn vị đủ điều kiện quan trác môi trường theo Vimcerts 302 của Bộ Tài Nguyên và môi trường và là đơn vị có hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017

• Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại (đầu tư hơn 50 tỉ) trang bị đầy đủ thiết bị phân tích đồng bộ.

• Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh đội ngũ cán bộ chuyên môn trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm không những đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, thời gian nhanh chóng, giá thành hợp lý mà còn có thể giải thích về phương pháp, biện luận kết quả quan trắc, cũng như tư vấn các biện pháp công nghệ phù hợp, giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các yếu tố tác động (các thông số bị vượt giới hạn cho phép).

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0911 11 03 93 hoặc Email: agg@vnua.edu.vn