Phân tích kim loại nặng có trong hải sản được xem là một trong những phương pháp kiểm nghiệm giúp đảm bảo an toàn cho sản phẩm thủy hải sản. Do cá và các loại hải sản có thể chứa hàm lượng cao kim loại nặng như thủy ngân, chì , cadimi rất có hại với sức khỏe con người.

 

Tại sao thủy hải sản bị nhiễm kim loại nặng?

                                                            phân tích kim loại nặng trong hải sản

 

Các loại cá và thủy sản là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng cho người và động vật. Ví dụ như axit béo trong cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ và góp phần làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời cung cấp khoáng chất và vitamin cần thiết.

Tuy nhiên, chúng dễ bị nhiễm kim loại nặng do nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Các bộ phận của cá hấp thụ nhiều kim loại nặng nhất là mang, bề mặt cơ thể, ruột, cơ và gan. Đầu tôm, đầu cá cũng là một trong những bộ phận chứa nhiều kim loại nặng nhất.

Phần lớn nguyên nhân lại từ quá trình sản xuất, xả nước thải, khí thải không đúng cách của con người. Chính vì vậy, việc kiểm soát cả chất lượng nguồn nước sông, hồ, nước biển, nước nuôi thủy hải sản cũng vô cùng quan trọng.

 

Tác hại của kim loại nặng lên sức khỏe con người:

Vậy thì ảnh hưởng của kim loại nặng lớn đến mức nào. Có rất nhiều loại kim loại nặng như thủy ngân, asen có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh, dẫn đến tê đầu ngón tay, chân, hoa mắt, đau cơ khớp, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu bị nhiễm độc thủy ngân, asen có thể gây sẩy thai, ngộ độc, tổn thương đến thai nhi. Còn với các kim loại khác như chì, cadimi, niken, crom nếu thông qua đường ăn uống hấp thụ lượng lớn vào cơ thể con người cũng dẫn đến ung thư, tử vong và những tác hại khôn lường khác.

Nhiều cơ quan quản lý từ các quốc gia khác nhau đã được thành lập để kiểm soát nồng độ tối đa cho phép của kim loại nặng trong thực phẩm như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương (FAO) và Liên minh Châu Âu (EU). Ví dụ, theo EU tuyên bố rằng giới hạn tối đa (MTL) của chì trong thịt cá là 0,3 mg / kg. Còn đối với cadmium và thủy ngân lần lượt là khoảng 0,05-0,3 và 0,5-1,0 mg / kg trọng lượng ướt phụ thuộc vào loại cá khác nhau.

 

Biện pháp giảm nguy cơ nhiễm kim loại nặng trong hải sản:

Đối với người tiêu dùng, cần nắm đầy đủ thông tin và có sự chọn lựa kỹ càng các sản phẩm cá, tôm, cua, thủy hải sản để sử dụng. Nên lựa chọn sản phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản và kiểm tra đúng cách trước khi đến tay người tiêu dùng. Nên sử dụng những sản phẩm có niêm yết hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng kim loại trên sản phẩm.

Tránh tiêu thụ quá nhiều hải sản, chẳng hạn như động vật có vỏ, vì chúng tích tụ hàm lượng cadmium và asen cao hơn. Hạn chế ăn các loại cá săn mồi như cá kiếm, cá mập, cá thu vua (ở địa phương gọi là cá dìa), cá ngói và cá ngừ mắt to vì những loại cá này tích tụ lượng thủy ngân cao hơn.

Các cơ quan bộ ngành cũng cần kiểm soát và kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản để có thể thực hiện các kiểm nghiệm, phân tích về nguồn thức ăn, nguồn nước, thành phần kim loại nặng trong sản phẩm nhằm xử lý kịp thời các trường hợp hải sản bị nhiễm hàm lượng kim loại nặng cao.

 

Các phương pháp và chỉ tiêu phân tích kim loại nặng trong hải sản:

Dưới đây là một số chỉ tiêu kim loại nặng và phương pháp kiểm nghiệm được quy định theo TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) và hướng dẫn của AOAC Quốc Tế. Để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp lấy mẫu, hàm lượng mẫu cũng như các chỉ tiêu riêng biệt đối với sản phẩm cụ thể hơn, vui lòng liên hệ hotline 024 66583219 để được hỗ trợ.

 

                                     
Chỉ tiêu xét nghiệm Phương pháp
Methyl thủy ngân

-Phương pháp sắc ký lỏng, quang phổ hấp thụ nguyên tử

-Sắc ký khí

-Sắc ký khí nhanh

Sắt -Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng
Chì

-Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS

-Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng

Cadimi

-Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

-Đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS

Niken

-Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS

Crom

-Đo phổ hấp thụ nguyên tử

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS

Arsen

-Phương pháp bạc dietyldithiocacbamat

-Đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS (khí va chạm)

Thiếc

-Quang phổ hấp thụ nguyên tử

-Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS

Thủy ngân

-Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa

-Quang phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS

            

Bảng giá kiểm nghiệm phân tích kim loại nặng:

Để kiểm nghiệm các loại nặng chứa trong sản phẩm hải sản, cá, tôm, thực phẩm cần đến các phương pháp thử khoa học, độ chính xác cao tại các cơ sở, phòng thí nghiệm đủ năng lực và chứng nhận. Tại Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh (AGG), chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện các kiểm nghiệm, phân tích về hàm lượng các chất kim loại nặng có trong sản phẩm hải sản và thực phẩm của bạn. Các phương pháp được thực hiện bởi các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm giúp xác định chính xác thông số để kiểm tra. Ngoài ra, AGG còn hỗ trợ lấy mẫu tận nơi và giúp bạn xác định cả nồng độ kim loại trong nguồn nước nuôi hải sản, nước biển và khu vực nước liên quan. Để có thể được tư vấn kĩ càng hơn về bảng giá và dịch vụ, vui lòng liên hệ:

VIỆN NGHIÊN CỨU TĂNG TRƯỞNG XANH  - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

HOTLINE: 024 66583219, Di động: 0367.253.585

Email: agg@vnua.edu.vn

Website: agg.vnua.edu.vn