Chứng chỉ an toàn nhóm 4

Huấn luyện an toàn lao động là biện pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sản xuất. Nhằm phổ biến kiến thức an toàn trong lao động sản xuất, trang bị những kỹ năng về an toàn lao động, từ đó nhằm giảm thiểu những thiệt hại về tài sản và con người do thiếu hiểu biết , Pháp luật Việt Nam quy định yêu cầu người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động và phải có chứng chỉ an toàn nhóm 4 khi tham gia sản xuất. Hãy cùng Viện Xây Dựng tìm hiểu thêm về khóa huấn luyện và việc cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

 

                                        z2430596260151_163d2bafbd05e8fcd6a55aabc9f117dd_optimized

 

Quy định về việc huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4

Sau khi nghị định 44 về huấn luyện an toàn lao động được ban hành vào ngày 15/5/2016, theo đó đối tượng huấn luyện an toàn được chia làm 6 nhóm chính. Đối với việc cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 – những người lao động không thuộc nhóm 1, 2,3 và 5 bao gồm cả người  học nghề và người thử việc. Các đối tượng cần cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 bao gồm:

 

  • Huấn luyện lần đầu

 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định rõ về nội dung tổng quát, thời gian huấn luyện cho đối tượng nhóm 4 với thời gian huấn luyện là 16h theo đúng chương trình khung của nghị định 44

 

  • Huấn luyện đình kỳ hằng năm

Mặc dù là đối tượng lao động không có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động, nhưng Nghị định này cũng quy định rõ những đối tượng thuộc nhóm 4 phải huấn luyện định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Việc huấn luyện này nhằm ôn lại kiến thức đã được huấn luyện, cập nhật kiến thức mới, kỹ năng mới về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện của nhóm đối tượng này bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

 

Đối tượng cần có chứng chỉ an toàn nhóm 4 là ai?

 

Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động và cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 cho người lao động được phân loại theo từng nhóm đối tượng làm việc khác nhau.

Đối với đối tượng lao động thuộc nhóm 4 và cần được cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 bao gồm người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị làm công việc không yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như : Nhân viên văn phòng, văn thư, kế toán, nhân viên bán hàng, gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động….

 

Vậy tại sao những đối tượng nhân viên không làm trực tiếp tới các công việc yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động vẫn cần phải tham gia huấn luyện an toàn lao động định kỳ 1 năm một lần?

– Ngoài việc hạn chế rủi ro tai nạn nghề nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì việc huấn luyện an toàn lao động còn giúp người lao động hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của chính mình cũng như của người sử dụng lao động, cùng với các chính sách chế độ về an toàn lao động trong doanh nghiệp, tổ chức của mình.

–  Các đối tượng này sẽ được bồi dưỡng kiến thức về văn hóa an toàn lao động trong công việc, cải thiện điều kiện lao động, kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản.

– Tuy không trực tiếp làm việc có nguy hại như các đối tượng huấn luyện nhóm 3 nhưng các cán bộ công nhân viên thuộc nhóm 4 cần được hướng dẫn Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như nhận diện được các yếu tố nguy hiểm, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc.

–  Chương trình huấn luyện an toàn lao động giúp cho các đối tượng nhóm 4 có kỹ năng xử lý các sự cố phát sinh trong công việc, thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp

 

Lớp học cấp chứng chỉ an toàn nhóm 4 tại Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng

 

Hiện nay, Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng là đơn vị tổ chức khóa học an toàn để người lao động được cấp chứng chỉ an toàn lao động theo đúng quy định.

Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 tại Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng gồm:

 

Kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động

  • Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
  • Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động
  • Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.
  • Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động của cơ sở.

 

Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương

  • Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc an toàn lao động, vệ sinh lao động người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng.
  • Công dụng, cách sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động.

 

Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao

  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
  • Quy trình làm việc an toàn, vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao.
  • Phối hợp làm việc với tập thể.

 

Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện an toàn chung

 

Sau khi tham dự khóa huấn luyện An toàn lao động dành cho đối tượng thuộc nhóm 4, nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì sẽ được cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 4

Cá nhân, Doanh nghiệp có nhu cầu Đào tạo huấn luyện An toàn lao động và cần cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 4, vui lòng liên hệ với Viện nghiên cứu tăng trưởng xanh chúng tôi nhé!

 

Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh (AGG)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam - thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, tp Hà Nội

♦ Website: agg.vnua.edu.vn

♦ Hotline: 024.66583219, Di động: 0367.253.585 (Miss Hằng)

♦ Email: agg@vnua.edu.vn